Tôi thực sự không thích dùng câu Thư xin việc mà thay vào đó là Thư ứng tuyển. Với các ứng viên đi tìm kiếm một công việc mới, bạn đang trao đổi giá trị với nhà tuyển dụng, bạn là người giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp và nhận lại các chế độ lương và phúc lợi khác. Như vậy bạn không đi xin việc mà bạn ứng cử mình vào vị trí đó.
Việc đầu tiên cần làm của một ứng viên giỏi chính là rèn luyện sự tự tin và có tâm thế đúng. Không co ro, sợ hãi, cúi đầu trước nhà tuyển dụng, mặt khác không tự kiêu. Tâm thế đúng sẽ khiến bản thân bạn tự tin và phát ra nguồn năng lượng tích cực kể cả trong việc viết thư hay trả lời phỏng vấn trực tiếp, đây là là bước đầu tiên trong hành trình tìm kiếm công việc mơ ước.
Sonny Dang
Khái niệm thư xin việc được nhiều người biết đến và quen thuộc hơn, trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng cả 2 từ khóa này.
Trong quá trình chinh phục công việc mơ ước, bạn nghe một số chuyên gia chia sẻ rằng thư ứng tuyển đã lỗi thời, và bạn sẽ băn khoăn với câu hỏi “Các nhà tuyển dụng có thực sự cần thư ứng tuyển của mình hay không?”
Và thành thật mà nói, đó là một câu hỏi rất hay.
Thư xin việc (thư ứng tuyển) đã lỗi thời năm 2022?
Một số nhà tuyển dụng thậm chí còn công khai thừa nhận rằng họ hoàn toàn không đọc thư xin việc.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bạn bối rối về việc liệu bạn có thực sự cần thư xin việc hay không.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào chủ đề này và hướng dẫn bạn khi nào bạn thực sự cần (và khi nào thì không).
Thư ứng tuyển (cover letter) không còn được đánh giá cao hiện tại và có thể sớm biến mất trong tương lai.
Nhận định của CNBC Make It.
Một cuộc khảo sát gần đây của Glassdoor trên hơn 13.000 người đang đi làm, 58% trong số họ cho rằng thư ứng tuyển là không cần thiết. Và cũng chỉ 10% người cho rằng thư ứng tuyển thực sự cần thiết khi đi tìm việc.
Theo Tyler Murphy, một chuyên gia việc làm của Glassdoor, CV (sơ yếu lý lịch) thường được các nhà tuyển dụng ưa chuộng hơn thư xin việc (resumes) do nó thể hiện con người ứng viên nhiều hơn.
“Thư ứng tuyển là phần mở rộng trong hồ sơ tìm việc của ứng viên. Ứng viên có một nơi để trình bày lý do lý do nộp đơn vào vị trí đang ứng tuyển, tại sao quan tâm đến công ty và các lý do liên quan đến việc nộp đơn”, ông nói với CNBC Make It.
Theo ông, gửi thư xin việc kèm CV (sơ yếu lý lịch) là cách tốt để ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng cũng như nói rõ hơn về kinh nghiệm công việc của mình. Điều này giúp họ tăng thêm cơ hội qua vòng hồ sơ và có một cuộc phỏng vấn việc làm.
Vậy tôi có cần thư xin việc cho hồ sơ việc làm của mình không?
Câu trả lời ngắn gọn: Có nhưng không đủ, bạn vẫn nên gửi thư xin việc cùng với sơ yếu lý lịch của mình, để nhân đôi khả năng trúng tuyển, đặc biệt nếu các vị trí khó, lương cao, bạn cần chuẩn bị tài liệu xác thực giá trị bản thân VVP của Talentio. ==> Tài liệu VVP là gì?
Đây là lý do tại sao nên có thêm thư xin việc:
- Hầu hết các cơ hội việc làm đều yêu cầu bạn gửi thư xin việc. Các nhà tuyển dụng có thể không có thời gian để đọc TẤT CẢ các thư xin việc mà họ nhận được, nhưng họ chắc chắn sẽ đọc các thư xin việc nếu họ đang phân vân cho một ứng viên. Bên cạnh đó, ngay cả khi họ không bao giờ đọc được thư xin việc của bạn, thì việc không gửi thư xin việc khi được yêu cầu sẽ là một tìn hiệu thể hiện ứng viên không nghiêm túc.
- Thư xin việc cần, nhưng không đủ. Bởi vì nếu chỉ có thư xin việc và CV, cho thấy bạn cũng giống các ứng viên khác, chưa nỗ lực hết sức và không có sự khác biệt.
Nên viết gì trong thư ứng tuyển
Bạn có thông tin quan trọng để gây chú ý. Đó có thể đề cập chi tiết hơn về kinh nghiệm, các thành tích đặc biệt… Thư xin việc là cơ hội để bạn giải thích mà không thể liệt kê trong CV.
Bạn được giới thiệu. Nếu ai đó đích thân giới thiệu bạn đến công ty, hãy ghi điều đó trong thư xin việc của bạn. Giới thiệu cá nhân có nghĩa là điểm thưởng cho hồ sơ của bạn, vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội đề cập đến nó.
Bạn có một sợi dây liên kết đến công ty. Bạn đã hoàn thành khóa thực tập tại công ty? Hoặc có thể bạn biết người quản lý tuyển dụng hoặc ai đó cấp cao hơn ngoài công việc. Bất kể trường hợp nào, hãy chia sẻ điều đó.
Nếu là công việc mơ ước của bạn. Bạn đã theo dõi, mơ ước được làm tại công ty từ lâu, bạn ngưỡng mợ văn hóa công ty, hãy sử dụng thư xin việc của bạn để thể hiện công việc này có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.
Đề cập đến tài liệu VVP của bạn: Bạn đã dành thời gian nghiên cứu công, xây dựng các đề xuất, ý tưởng cho vị trí đang ứng tuyển thông qua tài liệu VVP, và bạn hãy đề cập những đề xuất trong tài liệu VVP trong thư xin việc, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao.
4 mẹo để có một lá mẫu thư ứng tuyển hoàn hảo
Bạn không cần giỏi viết lách để có được một lá thư hoàn hảo. Hơn hết, thư xin việc là một phần thiết yếu trong hồ sơ ứng tuyển của bạn. Hãy chân thành, biết một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn.
1. Giữ cho nó ngắn gọn. Một trang là quá đủ khi nói đến thư xin việc. Làm nổi bật trình độ của bạn và bất kỳ trải nghiệm có liên quan. Điều quan trọng là phải cụ thể và không viết lại nội dung trong sơ yếu lý lịch của bạn. Nhà tuyển dụng họ chỉ lướt qua ý chính.
2. Cẩn thận khi dùng từ. Nói rằng bạn là một “người làm việc nhóm tuyệt vời” hoặc “người giao tiếp xuất sắc” sẽ khiến nhà tuyển dụng e ngại. Thay vào đó, hãy cố gắng thể hiện nó bằng cách dẫn thêm thành tích đi kèm để chứng minh. Hãy viết “Tôi được đánh giá là một người giao tiếp tốt, nhờ đó đã vượt gấp 3 lần chỉ tiêu bán hàng tháng từ các cuộc gọi điện thoại với khách hàng.”
3. Nâng cao thương hiệu cá nhân của bạn. Chọn sử dụng cùng một phông chữ, lề, màu sắc và kiểu dáng trong cả sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn. Bằng cách này, bạn có thể làm nổi bật thương hiệu cá nhân của mình và tạo thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng.
4. Chỉ đề cập những kinh nghiệm, thành tích có liên quan vị trí đang ứng tuyển: Điều quan trọng ở đây là thể hiện những thành tích trong quá khứ của bạn có thể giúp công ty giải quyết những thách thức hiện tại của họ như thế nào và bạn sẽ sử dụng các kỹ năng của mình như thế nào nếu được chọn vào vị trí này.
Vẫn còn…